Đọc Sách Hiệu Quả

Cách đơn giản để bắt đầu đọc sách hiệu quả hơn

Ai cũng đã biết đọc sách đem lại lợi ích to lớn như thế nào. Mỗi năm có hàng triệu đầu sách được xuất bản ra thị trường. Mỗi người lại có sở thích về các loại sách khác nhau. Cách đọc sách của mỗi người cũng không ai giống ai. Vậy làm sao để đọc sách hiệu quả nhất? Dưới đây iRead cùng với những chia sẻ quý báu từ các chuyên gia luận văn Assignment, Essay tại Maas Education xin đề xuất một số phương pháp giúp bạn đọc sách tốt hơn để có được sự tiếp thu tốt, ứng dụng nhiều hơn vào học tập, vào cuộc sống.

Đọc Sách Hiệu Quả
Đọc Sách Hiệu Quả

7 Bước Đơn giản để Đọc Sách Hiệu Quả hơn

Bước 1: Định rõ mục đích đọc

Phương pháp đọc sách của bạn sẽ phần nào phụ thuộc vào mục đích đọc sách. Sau khi trả lời được câu hỏi “Đọc để làm gì?”, thì bạn mới có lời giải cho các câu tiếp theo (“Đọc sách gì, đọc ở đâu và đọc như thế nào?”).

Việc định rõ mục đích ngay từ đầu cũng giúp bạn tránh việc đọc lạc chủ đề, đọc tràn lan không chọn lọc; từ đó cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian của mình.

Hướng khai thác vấn đề trong sách cũng bị chi phối bởi mục đích đọc sách. Ví dụ, bạn có hứng thú với các tác phẩm văn học nên khi đọc truyện Kiều, bạn muốn tìm hiểu về thơ sẽ tập trung vào các câu thơ, lối hành thơ trong truyện; bạn muốn tìm hiểu về cuộc đời nàng Kiều sẽ tập trung vào cốt truyện.

Do vậy, tôi nghĩ rằng xác định rõ mục đích đọc sách của mình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc đọc sách.

Bước 2: Chọn sách phù hợp nhất để đọc

Dù có rất nhiều sách nhưng bạn không nên quá ôm đồm. Tốt nhất bạn vẫn nên chọn những quyển sách phù hợp nhất để bắt đầu nghiên cứu.

Việc lựa chọn sách có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau có thể là từ sở thích riêng biệt của từng cá nhân  hoặc tham khảo những nguồn thông tin ngoài để tìm những cuốn sách mà bạn nên đọc hoặc  nguồn thông tin: Book bloggers, internet, review về sách, ý kiến của các chuyên gia,…

Bước 3: Đọc mục lục

Bước này giúp bạn định hình được những gì sách sẽ trình bày. Từ đó, bạn sẽ tập trung hơn, chọn lọc những gì cần thiết nhất cho mình, sau đó tra cứu lại khi muốn tìm hiểu thêm.

Bước 4: Đọc phần giới thiệu

Lời mở đầu
Lời mở đầu

Bước này giúp bạn biết được cuốn sách sẽ nói về điều gì, những ai là phù hợp với sách nhất và phương pháp đọc sao cho hiệu quả.

Lời mở đầu thường do tác giả trình bày. Do vậy, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt ý đồ tác giả, hình dung tổng quát các vấn đề được đề cập, thông điệp tác giả muốn trình bày khi đọc phần này. Bên cạnh đó, đôi lúc bạn gặt hái được các lời khuyên từ tác giả về cách tìm hiểu và đọc quyển sách.

Phần này đôi khi cũng có các review bổ ích cho quá trình đọc sách của bạn.

Bước 5: Đọc phần cuối sách

Lời Kết
Lời Kết

Khi xem phần kết luận, lời kết, tóm tắt ở cuối quyển sách, bạn nắm được những nội dung cốt lõi nhất, các chủ đề chính và lời khẳng định của tác giả về các vấn đề đã diễn giải. Từ đó, khi đọc sâu vào từng trang sách, bạn sẽ dễ hiểu chúng hơn.

Bước 6: Đọc vài đoạn

Bạn hãy lựa vài đoạn trong sách và đọc thử. Việc này có cái lợi là bạn sẽ củng cố được các nhận định của mình về nội dung quyển sách. Từ đó, tạo điều kiện cho các bước tiếp theo.

Bước 7: Thật sự đi vào đọc

Không phải là cứ đọc hết trang này tới trang kia. Việc đọc này cần có kỹ thuật đàng hoàng, khi đó bạn mới nắm được hết nội dung mà cuốn sách truyền tải. Bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật dưới đây và lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất với mình:

  • Đọc lướt qua: Với cách này bạn có thể lướt qua một số đoạn, trang nào đó và đọc kĩ những thứ còn lại. Đây là cách làm khi tìm hiểu về một vấn đề đã có kiến thức sẵn, cần làm rõ thêm, củng cố thêm.
  • Đọc có trọng điểm: Bạn chọn một số đoạn để đọc và chỉ tập trung vào những nội dung trọng điểm.
  • Đọc hết nhưng không sâu: Bạn đọc tổng quát hết cả cuốn sách, không thiên về nội dung cụ thể nào. Bạn không bỏ sót trang nào và cũng không dừng lại nghiền ngẫm trang nào cả. Cách này có thể áp dụng cho các sách bạn chưa xác định được xu hướng, giá trị hay thông điệp của chúng.
  • Đọc nghiền ngẫm: Trong việc học tập, nghiên cứu thì cách này quan trọng nhất. Với cách này mọi nội dung trong sách đều được bạn đọc kĩ và nghiền ngẫm.
  • Đọc thụ động: đọc giả xem sách theo lối dẫn dắt của người viết, tiếp thu thông tin một cách thụ động, chấp nhận hoàn toàn thông điệp của tác giả, nhìn nhận vấn đề theo hướng nhìn của tác giả.
  • Đọc chủ động: Người đọc không tiếp thu thông tin một cách thụ động mà cũng có những đánh giá, đối chiếu, nhận xét; từ đó, rút ra các kết luận cần thiết cho mình.
  • Đọc nông:< Phù hợp khi đọc các cuốn sách giải trí. Ở cách này người đọc chỉ nắm nội dung, tư tưởng của sách một cách chung chung, không đi sâu nghiên cứu, nghiền ngẫm.
  • Đọc sâu: người đọc nghiên cứu kĩ, suy nghĩ, phân tích, nghiền ngẫm.

Mỗi cách đọc trên đây phù hợp cho các mục đích và thể loại sách khác nhau. Với các sách chuyên ngành, giáo trình, sách giáo khoa; nên áp dụng cách đọc thụ động, đọc sâu. Với các tác phẩm giải trí, bạn có thể đọc nông, đọc chủ động.

Bên cạnh đó, bạn còn cần phải:

Tích cực tư duy khi xem sách. Bạn nên hình dung, tưởng tượng các vấn đề sách nêu ra, đối chiếu so sánh chúng với những gì mình đã biết.

Tập trung đọc, không chểnh mảng. Bất kỳ việc gì cũng vậy, khi bạn tập trung thì hiệu suất cũng cao hơn phải không nào?

Tập trung
Tập trung

Tư thế đọc sách đàng hoàng. Tốt nhất là đọc tại bàn, tư thế ngồi thoải mái, sách không quá tầm mắt, đủ độ sáng để đọc. Môi trường phòng đọc sách cũng cần thoáng mát, sạch sẽ.

Bạn cũng nên trang bị bút, giấy viết để ghi chép, note lại các ý bạn cần.

Đặc biệt, bạn không nên vừa nằm vừa đọc trừ phi bạn muốn dùng sách để dễ ngủ.

Trên đây là một số cách giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn. Hy vọng bạn vận dụng chúng hiệu quả và thích việc đọc sách.